Chuyên nghiệp: Không phải chuyện “làm thầy” hay “làm thợ”, mà là “làm chủ”

Mình lên Google image search thử từ “chuyên nghiệp”, những kết quả nổi bật nhất trả về là hình ảnh mấy anh chị công sở mặc áo vest, váy díp, đeo cà vạt, rồi bắt tay, rồi ký hợp đồng... Trong tâm trí của đa số mọi người, chắc cũng chả khác Google search mấy tí, nghe tới “chuyên nghiệp” là đã hình dung ra đủ các thứ quy tắc, chuẩn mực rồi. Đôi khi người ta cứ nghĩ khoác lên mình một vài bộ cánh là lượt (thể chất) hay chia sẻ “sâu - đíp” một vài câu chuyện lượm lặt ăn cóp ở đâu đó (trí tuệ) là mình thành người chuyên nghiệp, hiểu biết.

Mình từng từ chối một công việc được coi là ổn với mặt bằng chung của xã hội khi mới ra trường, 70% lý do vì họ yêu cầu mặc đồng phục cả tuần. Mình không thích những quy định về sự chuyên nghiệp khiến cho con người ta rập khuôn, và cũng không thích nhìn nhận tính chuyên nghiệp thuần tuý dưới góc độ hình thức.

Chuyên nghiệp trước hết phải đến từ tư duy chuyên nghiệp – tư duy “làm chủ”.

Thư ngỏ gửi bạn sinh viên muốn có lương khởi điểm 2.000 USD/tháng

Trước câu hỏi của sinh viên Phạm Thị Thanh, “Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 USD/tháng?”, anh Dương Ngọc Thái – hiện đang là kỹ sư bảo mật của Google đã đưa ra đáp án như sau:

Thư ngỏ gửi bạn sinh viên muốn có lương khởi điểm 2.000 USD/tháng

Tôi nghĩ câu hỏi của bạn rất hay, thiết thực, không thể rõ ràng hơn được nữa.

Tôi thấy thất vọng với các câu trả lời, vì chúng hoàn toàn lạc đề.

Bạn hỏi phải học thế nào, nhưng các câu trả lời chỉ tập trung vào con số 2.000 USD/tháng. Bạn hỏi phải làm gì, nhưng người ta chỉ trả lời lòng vòng. Tôi viết vội lá thư này không có mục đích gì khác ngoài việc cung cấp cho bạn một câu trả lời có nhiều thông tin hơn.

Phần mềm cũng giống bánh mỳ và... xôi

Một buổi sáng nọ hồi còn ở Việt Nam, mình lỡ dậy hơi... sớm nên mới lò dò ra ngoài tìm chỗ ăn sáng. Trước nhà mình có hai xe bánh mì khá lâu đời, khách lúc nào cũng đông. Cạnh đấy là quán xôi lá chuối nho nhỏ, mỗi lần đi ngang qua lại nghe mùi lá chuối thơm nức mũi.

Gặm tạm ổ bánh mì cho bớt đói lòng, nhìn chị bán bánh mì, bé bán xôi ngoài ngõ, bỗng dưng mình lại nghĩ tới coder, tới phần mềm. Đó chính là lý do bài viết này ra đời. Tên bài viết lấy cảm hứng từ tác phẩm “Đi đâu cũng nhớ Sài gòn và em” của Anh Khang.

Xôi và phần mềm

Xôi là một món ăn truyền thống Việt Nam, khá quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Thuở nhỏ, mỗi sáng mình thường được mẹ cho 5 nghìn, đủ mua một gói xôi bắp hoặc xôi gấc nho nhỏ cho bữa sáng. Một chút dẻo dẻo bùi bùi của nếp, ngọt béo của đậu phụng là đủ ấm bụng.

Nấu một nồi xôi ngon không hề dễ dàng. Ta phải chọn gạo nếp loại tốt, ngâm nước và muối lâu để làm sạch gạo. Tiếp theo, ta cho gạo đã ngâm vào chõ đồ xôi, đun cách thuỷ đến khi xôi chín dẻo. Với mỗi loại xôi khác nhau, ta phải chế biến từng loại nguyên liệu, trộn vào xôi, khá là công phu.

Một buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân sự thú vị

Một công ty lớn tổ chức phỏng vấn tuyển dụng nhân sự và số ứng tuyển rất đông. Họ đều có bề dày kinh nghiệm và có bằng cấp, học vị đáng kính nể. Cuối cùng qua ba vòng thi tuyển chỉ còn lại 11 người được lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng để vô sáu vị trí quan trọng của công ty, và do chính tổng giám đốc và những nhân vật cao cấp trong công ty trực tiếp phỏng vấn.

Thế nhưng khi vị tổng giám đốc nhìn xuống và chợt phát hiện có đến 12 người tham dự buổi phỏng vấn. Ông cất tiếng hỏi:

Ai trong số các vị đã không lọt qua các vòng tuyển chọn trước đó?

– Thưa ông, tôi. Một chàng trai ngồi bên phải hàng ghế cuối cùng đứng dậy. Anh ta nói thêm: Thưa ông, tôi bị loại ngay từ vòng đầu tiên nhưng tôi lại tin rằng mình có thể đậu nên vẫn muốn thử sức ở vòng cuối cùng này.

Mọi người trong phòng đều bật cười, kể cả ông già chuyên lo việc trà nước đứng ở phía cửa ra vào. Ông tổng giám đốc vừa ngạc nhiên, vừa tò mò nên hỏi tiếp:

May mắn lớn nhất của cuộc đời, không phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là có người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền tảng cao hơn.